Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Dấu hiệu nhận biết da mặt bị nám bạn nên biết

Theo số liệu thống kê, có tới 15% phụ nữ bước sang độ tuổi 28 – 30 bắt gặp tình trạng nám da ở cấp độ nhẹ, 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 30 phải đối mặt với tình trạng nám ở cấp độ nặng. Điều này cho thấy, nám da xuất hiện khá phổ biến trên gương mặt phụ nữ. Tình trạng nám kéo dài khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy mặc cảm, mất tự tin trong giao tiếp cũng như sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị nám kịp thời, làn da của bạn sẽ trở nên xấu xí, sần sùi, không đều màu và nguy cơ nám lây lan sang vùng da khác là rất cao. Vậy bạn đã biết cách nhận biết da mặt bị nám hay chưa? Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra ngay những vết nám ấy.

Nám da xuất hiện bên hai gò má

Nám da là tình trạng tổn thương ở bề mặt da, với sự gia tăng quá mức của các hắc sắc tố melanin. Nám da xuất hiện là những vết đốm sẫm màu với nhiều kích thước khác nhau, phân bố đồng đều trên bề mặt da. Càng để lâu, việc chữa nám da càng trở nên khó khăn hơn. Dưới sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cùng với việc sử dụng các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng khiến da hình thành các hắc sắc tố bất thường. Các hắc sắc tố này nhanh chóng tập trung lại ở một số vùng da, làm chuyển màu, sinh ra tình trạng nám da.

Về cơ bản, nám da không gây hại tới sức khỏe nhưng lại làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ của làn da. Bạn có thể nhận biết nám da bằng mắt thường nhưng để đảm bảo độ chính xác, bạn có thể sử dụng các thiết bị soi da chuyên dụng. Những thiết bị này sẽ giúp bạn biết được tình trạng nám da trên mặt của bạn ở mức độ nhẹ hay nặng.

Dấu hiệu nhận biết da mặt bị nám

1 – Biểu hiện của nám da

Dấu hiệu đầu tiên để bạn có thể nhận biết tình trạng nám trên da, đó là dựa vào màu sắc, hình dạng, kích thước, tần suất xuất hiện và quan trọng hơn cả là thời điểm xuất hiện của nám da. Nám da sẽ nhanh chóng xuất hiện sau khoảng thời gian sinh con, độ tuổi ngoài 30 hoặc sau một khoảng thời gian làm việc lâu dài.

Làn da trở nên sạm màu do nám

Biểu hiện ban đầu của nám da là các lớp biểu bì bị nhiễm sắc hoặc bị hư hủy do bức xạ mặt trời, cũng có thể là do dị ứng gây cảm quang. Các mảng nám da gần giống màu cafe xuất hiện nhiều trên da, nhất là những ai có làn da trắng, vệt màu tối hơn so với vùng da xung quanh. Những mảng nám sẽ có màu sắc nâu hoặc đen xung quanh một vùng da.

Mức độ nám, thâm sạm trên da có thể phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Với những ai thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do công việc thì các vết nám theo đó cũng nặng hơn do tiếp xúc trực tiếp của tia UV. Bên cạnh đó, những người có làn da trắng, mỏng thì nguy cơ bị nám da sẽ cao hơn.

2 – Vị trí nám da thường xuất hiện

Cũng tương tự như tàn nhang, nám da xuất hiện ở các khu vực nhạy cảm như sống mũi, môi, má, trán… Thường thì nám da sẽ theo hình dáng các vết tròn nhỏ, bố trí không đều không theo một quy luật nào của da. Một khi nám da xuất hiện, chúng sẽ mọc thành từng mảng, chứ không phân bố rải rác như tàn nhang.

Nám da thường xuất hiện bên hai gò má

Nám da thường xuất hiện nhiều ở hai bên gò má – đây là vị trí dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhất. Hầu hết những phụ nữ gặp phải tình trạng nám da ở vùng da này thường sậm màu hơn. Đặc biệt, mảng nám thường rộng khắp các gò má nên khiến nhiều người cảm thấy rất tự ti.

3 – Phân loại nám

Hiện tại có 2 loại nám phổ biến nhất trên da, đó là nám chân sâu và nám thường.

– Nám chân sâu

Nám chân sâu (hay còn gọi là nám đốm) hình thành do các hắc sắc tố melanin tích tụ nhiều ở lớp hạ bì tạo thành chân của nám. Dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, chân nám sâu sẽ tiếp tục sản sinh ra nhiều melamin. Với sự trợ giúp của tế bào melanocyte, các melamin này nhanh chóng được đẩy lên trên lớp biểu bì và tạo thành các đốm đậm màu xuất hiện trên bề mặt da.

Nám chân sâu xuất hiện trên da

Một số đặc điểm nhận biết nám chân sâu:

  • Xuất hiện trên bề mặt da rải rác từng đốm tròn nhỏ hoặc tập trung thành từng chùm.
  • Kích thước thường to hơn đầu đũa
  • Nám chân sâu có màu đen sẫm, màu xám hoặc màu xanh xám
  • Vùng mà, trán, cằm là những nơi thường hay bị nám chân sâu nhất.
  • Chân nám ăn sâu dưới lớp hạ bì nên  rất khó điều trị
  • Đối tượng dễ bị nám chân sâu nhất là phụ nữ sau tuổi 30 và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.

– Nám thường:

Nám thường xuất hiện do sự gia tăng quá mức của các hắc tố melamin ở lớp trung bì và thượng bì. So với nám chân sâu thì nám thường dễ điều trị hơn do chân nám nông hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn ra ngoài ánh nắng mặt trời, các đốm nám thường trông sẽ đậm màu hơn.

Nám thường - loại nám mọc từng mảng trên da

Một số đặc điểm nhận biết nám thường:

  • Các vết nám có màu nâu vàng hoặc nâu đậm, màu sắc của chúng không đồng nhất, có thể đậm hay nhạt
  • Nám thường xuất hiện trên những vùng da hở chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ánh nắng mặt trời như hai bên gò má, trán, mũi, cánh tay, ngực,…

LƯU Ý:

Tình trạng nám xuất hiện quá nhiều trên da, khiến làn da sạm màu và khiến phụ nữ nhanh chóng bị già nua so với tuổi thật. Bên cạnh đó, việc điều trị dứt điểm nám da không phải là dễ dàng. Chính vì thế, phòng ngừa các vết nám hình thành và bảo vệ da ngay từ bây giờ là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn hạn chế tình trạng nám hình thành trên da, giúp da trắng sáng, mịn màng hơn.

Bôi kem chống nắng lên mặt

  • Hạn chế tối đa việc cho da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Trước khi ra đường phải che chắn cẩn thận bảo vệ làn da và bôi kem chống nắng.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên bằng một số sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, tránh tình trạng kích ứng da, giúp da sạch mụn và ngăn ngừa nám hình thành.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên bổ sung các loại dưỡng chất thiết yếu cho da. Đặc biệt, cung cấp cho cơ thể các loại vitamin mỗi ngày từ trái cây và rau xanh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thể nhận biết được những dấu hiệu nám da. Mặc dù bạn có thể tự chuẩn đoán tình trạng nám da tại nhà, tuy nhiên do nám da rất dễ bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của ung thư da hay các bệnh ngoài da khác. Chính vì thế, nếu nghi ngờ mình bị nám da, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng nám da gây ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt.

→ Có thể bạn quan tâm:

The post Dấu hiệu nhận biết da mặt bị nám bạn nên biết appeared first on CHỮA BỆNH TÀN NHANG.



from CHỮA BỆNH TÀN NHANG http://ift.tt/2B7lu50
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét