Rất nhiều người gặp phải hiện tượng da tay nổi nhiều đốm nâu sạm màu, khiến cho da tay trở nên sần sùi, rất mất thẩm mỹ. Với việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, các sắc tố melanin sản sinh trên mức bình thường làm cho da tay bị khô, sạm đi, không đều màu. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy mất tự tin và luôn muốn tìm mọi cách để nhanh chóng loại bỏ những đốm nâu xấu xí này. Vậy làm thế nào để các đốm nâu trên da tay nhanh khỏi? Dưới đây là một số bí quyết, các bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay nhé!
Vì những nguyên nhân khác nhau, da tay bắt đầu xuất hiện những đốm nâu. Bên cạnh đó, vùng da này trở nên bị khô, sạm và mất nước nên thường dễ bị lão hóa hơn các vùng da khác. Chưa kể, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da tay lão hóa nhanh hơn. Thực chất, những đốm nâu này gần giống với tàn nhang, nám da, thường có màu đen hoặc nâu đen. Đây là những đốm da bị lão hóa, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của làn da, nhưng khiến cho làn da bị tối màu hơn.
Da tay xuất hiện nhiều đốm nâu làm sao nhanh khỏi?
Mặc dù các đốm nâu này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người nhưng chúng gây mất thẩm mỹ cho da. Điều quan trọng, nếu bạn không tiến hành điều trị kịp thời, các đốm nâu này sẽ nhanh chóng lan rộng ra các vùng da xung quanh. Việc loại bỏ những đốm tàn nhang xuất hiện trên da khiến cho mọi người cảm thấy tự tin hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để đẩy lùi các đốm nâu hiệu quả và làm cho làn da trắng sáng hơn. Để các đốm nâu trên da tay biến mất, các bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau:
1 – Sử dụng kem chống nắng SPS 30
Kem chống nắng là một trong những cách hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa các đốm da lão hóa và sậm màu. Các loại kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn dưới ánh nắng mặt trời, ngăn chặn tia UV làm hại da. Theo kết quả nghiên cứu, kem chống nắng có SPS 30 ngăn chặn được 97% tia UV, kem SPS 50 thì có tác dụng nhỉnh hơn một chút 98%.
Các chuyên gia khuyên rằng, đối với loại da thường hoặc da trắng sáng, bạn nên sử dụng SPS 30 và mỗi lần sử dụng trong 2-3 tiếng. Với da tối màu, SPS 15 là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Đặc biệt, trong kem chống nắng cần phải có thành phần kẽm và oxit titan để chặn hoàn toàn tia UV.
2 – Áp dụng một số phương pháp điều trị từ dân gian
- Thơm và mật ong
Hai nguyên liệu này có chứa rất nhiều vitamin, giúp cải thiện làn da sạm màu rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, giúp da ngày càng sáng màu hơn.Bạn có thể lấy nước ép thơm hòa với 2 muỗng mật ong và bôi trực tiếp lên vùng da tay bị các đốm nâu. Thực hiện cách làm này thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được làn da trắng tự nhiên.
- Khoai tây và sữa chua
Khoai tây nổi tiếng là nguyên liệu giúp điều trị nám, tàn nhang trên da. Đặc biệt sữa chua kích thích làn da mịn màng và loại bỏ tế bào chết rất tốt. Bạn có thể sử dụng khoai tây luộc và nghiền nát. Sau đó, trộn với sữa chua và đắp lên da tay. Khoảng 30 phút, bạn rửa sạch lại bằng nước lạnh và thực hiện thường xuyên khoảng 3 lần/ tuần để giúp da đều màu hơn.
3 – Sử dụng thuốc
Với những trường hợp các đốm nâu quá nhiều và sạm màu, bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị. Hiện nay, nhiều người sử dụng thuốc có tên là Prescription (hydroquinone). Loại thuốc này được sử dụng một mình hoặc với retinoid (tretinoin) và một steroid.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như ngứa da, nóng rát, khô da. Chính vì vậy, trước khi sử dụng loại thuốc này, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ.
Hy vọng những bí quyết trên sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ được các đốm nâu trên da. Bên cạnh việc điều trị theo một số cách trên, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý và bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời. Đồng thời, tránh sử dụng một số loại mỹ phẩm gây kích ứng da, khiến da sạm màu, khó điều trị.
→ Có thể bạn quan tâm:
The post Da tay xuất hiện nhiều đốm nâu làm sao nhanh khỏi? appeared first on CHỮA BỆNH TÀN NHANG.
from CHỮA BỆNH TÀN NHANG http://ift.tt/2B3QsMe
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét